Tủ điện công nghiệp hiện nay là phần không thể thiếu được trong bất cứ hệ thống điện và máy móc sử dụng trong công nghiệp. Vậy tủ điện công nghiệp là gì? Tủ điện công nghiệp sẽ được dùng để làm gì? …đây là một trong số nhiều câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian qua. Hôm nay Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ KT Điện C.D.E sẽ gởi tới quý khách hàng chi tiết về sản phẩm này thông qua bài viết sau đây. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Tủ điện công nghiệp là gì?
Tủ điện công nghiệp (Tên tiếng anh: Electrical Cabinet) là thiết bị thường được chế tạo bằng các vật liệu như nhựa, tôn, composite, kim loại khác…là nơi chứa các loại như bảng mạch, cầu dao, cầu chì, công tắc hoặc các thiết bị điện tử khác bảo vệ các thiết bị bên trong nó được an toàn khỏi các yếu tố bên ngoài, bảo đảm các thiết bị bên trong nó hoạt động ổn định và có tuổi thọ bền
Tủ điện công nghiệp cũng giống như các loại tủ điện của hộ gia đình chúng ta sử dụng hàng ngày nhưng mới quy mô công nghiệp thì nó được thiết kế với kích cỡ lớn để có thể chứa một lúc nhiều thiết bị khác nhau bên trong nó.
Công nghiệp hiện đại ngày nay ngoài việc sử dụng điện vào mục đích sản xuất kinh doanh thì tủ điện công nghiệp cũng được sử dụng làm hệ thống tủ thông minh PLC(Program logic control) để chứa các thiết bị điều khiển, chứa hệ thống tự động…Chính vì thế tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau mà có các loại tủ điện khác nhau.
Tủ điện công nghiệp dùng để làm gì?
Tủ điện công nghiệp được sử dụng với các mục đích như sau:
- Tủ điện công nghiệp được sử dụng để điều khiển các thiết bị khác sử dụng điện. Chúng ta thường thấy các công tắc, cầu dao đóng ngắt, hệ thống tín hiệu điều khiển đều nằm trong tủ điện để điều khiển các thiết bị công nghiệp
- Các tủ điện đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và hệ thống sử dụng nên nó còn có chức năng bảo vệ và đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất
- Bảo vệ các thiết bị khác, cung cấp điện và tín hiệu liên tục phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nó có thể nhận tín hiệu In/Out của các loại van điều khiển điện, đồng hồ đo lưu lượng điện tử, van điều khiển khí nén,…các thiết bị sử dụng tín hiệu xung và analog có thể xuất tín hiệu về các loại tủ điện này.
- Chống nhiễu tín hiệu và chống hiện tượng phóng tĩnh điện
- Giúp chúng ta đưa các thiết bị gọn gàng, ngăn nắp đảm bảo được tính thẩm mỹ và đẹp mắt và tiện dụng
Tủ điện công nghiệp nói chung thường có cấu tạo cơ bản gồm hai phần riêng biệt là phần vỏ tủ điện và phần thiết bị bên trong vỏ. Tùy vào nhu cầu sử dụng, yêu cầu công việc và hệ thống hoạt động thì mỗi tủ điện công nghiệp cấu tạo phần vỏ và phần bên trong sẽ khác nhau.
Phần vỏ tủ điện
Vỏ tủ điện là phần bảo vệ bên ngoài được chế tạo từ nhiều loại vật liệu như nhựa cứng, kim loại, thép không rỉ, nhôm, composite…
Vỏ tủ điện là phần bảo vệ các thiết bị chứa bên trong nó che chắn, bảo vệ hoặc chống nhiễu cho các thiết bị điện bên trong như công tơ, bảng điều khiển, atomat…
» Xem thêm: Điều khiển HT xử lý nước thải
Vỏ tủ điện được thiết kế theo kích thước có sẵn hoặc kích thước tùy biến tùy theo số lượng các thiết bị bên trong mà nó có thể chứa được. Cũng như các vật liệu khác nhau thì môi trường sử dụng và chức năng sử dụng cũng khác nhau.
Vỏ tủ điện công nghiệp dù là kích thước như thế nào hay chất liệu gì cũng phải tuân thủ và đảm bảo kỹ thuật theo các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn NEC, tiêu chuẩn NEPA 79, tiêu chuẩn NEPA 70, tiêu chuẩn UL 508, tiêu chuẩn UL 60947-4-1. Đây là các bộ tiêu chuẩn dành riêng cho tủ điện mà nhà sản xuất phải tuân thủ và đảm bảo các thông số đúng theo các tiêu chuẩn về tủ điện công nghiệp này
– Kích thước tủ điện thông thường chúng ta thường hay gặp như sau:
- Độ dày của vỏ có nhiều loại: 1.2mm, 1,5mm, 2.5mm…
- Chiều rộng tủ trong khoảng: 2m cho đến 8m.
- Chiều cao tủ điện trong khoảng: 2m cho đến 23m.
– Kích thước của tủ điện ngoài trời
Tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn chọn loại tủ điện nào: tủ tiêu chuẩn bản lề nó thường có khóa tay nắm, hay 1 số tủ tiêu chuẩn bản lề lại thường khóa tròn, tủ kín nước hai mái che, tủ kín nước 1 mái che có bát tre, tủ kín nước 1 mái che… mà kích thước của tủ điện có thể thay đổi tùy vào nhu cầu. Có 1 điều lưu ý đó là chiều cao của tủ sẽ bằng chiều cao của tủ khi thiết kế cộng với chiều cao của mái che bảo vệ tủ điện
– Kích thước của tủ điện có chân
Kích thước này thường được hãng thể hiện rõ trong catalog của sản phẩm, khách hàng có thể tìm đọc. Chân tủ thường có chiều cao không quá 100mm.
Phần bên trong của tủ điện
Tủ điện công nghiệp hiện nay chứa rất nhiều các bộ phận bên trong. Ngày nay để gọn gàng, an toàn và thẩm mỹ thì kỹ sư và người thiết kế thường đưa tất cả các thiết bị điều khiển, tín hiệu, bật tắt…vào bên trong tủ cho tiện dụng và bảo vệ được nó. Nhưng nhìn chung các phần bên trong của tủ điện không thể thiếu được các bộ phận bắt buộc như sau:
Thiết bị aptomat
Aptomat hay còn gọi là CB (Circuit Breaker) như chúng ta đã biết là một thiết bị được sử dụng để đóng ngắt nguồn điện tự động hay còn gọi là cầu dao tự động. Đây là thiết bị bắt buộc phải có trong bất kỳ một hệ thống sử dụng điện năng nào. Nó có thể tự động đóng ngắt điện khi có sự cố về điện như chập điện, cháy điện, tiếp xúc lỏng lẻo…
Trong hệ thống tủ điện công nghiệp nói chung thì Aptomat là thiết bị bắt buộc phải có nó đảm bảo an toàn cho toàn bộ các thiết bị bên trong, đảm bảo sự quá tải đột ngột của nguồn điện và bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống.
» Tham khảo thêm: Biến tần Inovance
Thiết bị nút nhấn
Các nút nhấn cũng là phần quan trọng của tủ điện, nó được thiết kế dạng núm tròn hoặc vuông được thiết kế ở mặt trước của tủ điện giúp người sử dụng thao tác và điều khiển hệ thống cũng như thiết bị khác thông qua nhấn nút tự động và nhanh chóng với thời gian phản hồi nhanh và chính xác.
Thiết bị rơ le
Thiết bi rơ le là các thiết bị sử dụng để điều khiển, chia tín hiệu đến các thiết bị sử dụng điện trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.
Rơ le trong tủ điện công nghiệp là phần không thể thiếu được, Rơ le điện từ gồm các bộ phận sau: tiếp điểm chung, tiếp điểm thường mở, tiếp điểm thường đóng, cuộn dây, mạch từ, lò xo, nắp, nguồn nuôi rơ le,…
Công tắc tơ
Công tắc tơ (Contactor) hay còn được gọi là khởi động từ, là một loại khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực, điều khiển động cơ, máy sản xuất trong công nghiệp và điện dân dụng.
Các thiết bị khác
Ngoài các thiết bị ở trên bắt buộc phải có trong hệ thống tủ điện công nghiệp thì còn có một số loại phụ kiện hay thiết bị khác cũng thường thấy xuất hiện trong tủ điện công nghiệp hiện nay như:
- Các loại đồng hồ ampe, đồng hồ giám sát điện năng, đồng hồ Volt…
- Các loại quạt tủ điện chức năng để giảm nhiệt và thông gió chống ẩm
- Các loại rơ le nhiệt: Dùng bảo vệ các thiết bị động cơ như van điều khiển bằng điện, máy bơm nước, mô tơ các loại…
- Các loại rơ le bảo vệ: Relay bảo vệ là bao gồm các loại: relay bảo vệ chạm đất, bảo vệ dòng rò, báo vệ đảo pha, bảo vệ kém áp, bảo vệ quá dòng, bảo vệ mất pha, bảo vệ thiếu tần số, bảo vệ quá tần số…
Relay bảo vệ pha có tác dụng ngắt nguồn tổng khi xảy ra sự cố rớt pha, mất pha trên bất cứ pha nào, ngoài việc bảo vệ mất pha, relay còn có thêm chức năng bảo vệ thứ tự pha. Việc bảo vệ thứ tự pha giúp các thiết bị luôn hoạt động đúng chiều, đặc biệt là các máy hay thường xuyên thay đổi vị trí nguồn.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi tủ điện công nghiệp dùng để làm gì? Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết được những thông tin hữu ích khi muốn lắp đặt tủ điện công nghiệp. Nếu có vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn thêm về sản phẩm thì hãy liên hệ ngay đến chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ KT ĐIỆN C.D.E
Địa chỉ: 228 Đường Đoàn Hữu Trưng, Phường Hòa An, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
Điện thoại: 00979.682827 Email: cde.autechdn@gmail.com
VP Quảng Ngãi: Số 01 Đường Thiên Thanh, KĐT Dịch Vụ VSIP, TP Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại: 0944.353.728 Email: cde.autechdn@gmail.com
Website: cde-autech.com
Rất mong được phục vụ khách hàng!
Trân trọng!
- Các yếu tố cần lưu ý khi lắp đặt tủ bơm nước sinh hoạt tại Đà Nẵng (30.12.2024)
- Đơn vị cung cấp đèn năng lượng mặt trời Đà Nẵng giá tốt (25.12.2024)
- Lựa chọn phụ kiện tủ điện tại Đà Nẵng (23.12.2024)
- Các dòng biến tần Siemens tại Đà Nẵng phổ biến (18.12.2024)
- Các ứng dụng của biến tần Inovance tại Đà Nẵng (16.12.2024)
- Lưu ý khi lựa chọn thiết bị đóng cắt tại Đà Nẵng cho công trình (12.12.2024)
- Cấu tạo của tủ điện công nghiệp tại Đà Nẵng (10.12.2024)
- Chức năng của tủ bơm nước sinh hoạt tại Đà Nẵng (04.12.2024)
- Đặc điểm và ưu điểm của dây và cáp điện Cadivi tại Đà Nẵng (02.12.2024)
- Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng (27.11.2024)